Các chuyện Quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp hấp dẫn

 Hồi đầu thế kỷ XX, ở làng An Xá (trước là xã, sau là thôn, nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) có một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Ông huý là Võ Quang Nghiêm, bà là Nguyễn Thị Kiên. Ông bà sinh hạ được bảy người con, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người con thứ năm. Võ Nguyên Giáp ra đời vào một mùa lụt, trong một cái lều cất tạm dưới gốc mít to như cổ thụ trong vườn nhà. Thuở ấy, các cụ chỉ nhớ ngày sinh của con cái theo âm lịch, còn ngày sinh của vng theo dương lịch thì sau này các nhà nghiên cứu phương Tây, mỗi người nói một cách. Ví như bản chỉ dẫn về tiểu sử Võ Nguyên Giáp của Jean Sainteny (Notice biographique sur Vo Nguyen Giap-Jean Sainteny) ghi là 1912. Từ điển Bách khoa Larousse ghi là 1911. Có những tác giả ghi là 1910 như Boudarel hoặc James Fox. Trong cuốn “GIAP” do Nhà xuất bản Atlas-Paris xuất bản năm 1977, Boudarel viết: “Sinh ở An Xá trong tỉnh Quảng Bình năm 1910”. Trên Tạp chí Thời sự chủ nhật (The Sunday Times Magazine) số 5-11-1972, James Fox viết: “Ông sinh ngày 1-9-1910, một ngày tháng đáng ghi nhớ lại ở đây, chỉ vì một sự tình cờ kỳ lạ, tôi tìm thấy giấy khai sinh của ông Giáp tại Paris và qua đó có thể giải quyết một lúng túng cho giới học giả cho rằng ông sinh ra vào khoảng 1911, 1912”. Tôi hỏi chị Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp): -Vậy năm nào là đúng? -Năm 1911. -Căn cứ vào đâu? -Anh Giáp tuổi Hợi (Tân Hợi). -Một lá số tử vi có không? -Không. Mà có cũng không còn. -Rất tiếc, tôi muốn xem người ta đoán như thế nào về số của anh Giáp. Còn ngày sinh? -Ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cũng tính từ “ngày ta” sang do bà (mẹ anh Giáp) nói và nhờ ông Trần Văn Giáp tính hộ. Gia đình Họ Võ là một dòng họ lớn ở làng An Xá, từ đường ở cuối làng. Tiếc rằng gia phả nay không còn. Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp Cậu bé Võ Nguyên Giáp lớn lên không biết mặt ông nội, chỉ nghe nói là có đức lắm. Cụ ông huý là Võ Quang Nghiêm, cụ bà là Bùi Thị Gái. Cậu bé nhớ bà nội lúc mất: Mặc áo tím, áo điều. Một hôm, ông thầy cúng nói: “Bà ngồi trên mộ đấy”. Gần đây cháu chắt mới tìm thấy mộ các cụ. Mộ cụ ông táng trên Trấm, sau làng An Sinh, ở thượng nguồn bên hữu ngạn sông Kiến Giang, còn mộ cụ bà thì táng bên tả ngạn, ở một khuỷu sông gọi là Hàm Rồng. Khi còn nhỏ, cậu bé Giáp nhiều lần theo thầy mẹ đi tảo mộ. Một thời gian dài qua hai cuộc kháng chiến, việc viếng mộ thưa đi. Đến thế hệ chắt thì không còn biết đâu là mộ nhà. Một hôm, ba người thuộc hàng chắt đi tảo mộ đến khu vực mộ cụ ông thì chỉ thấy nhiều mộ giống nhau. May có một ông già đi tới nói: -Không phải đất của ta đâu! Gia đình có phúc lắm mới gặp tôi. Mua thẻ hương khấn rồi tôi tìm mộ cho. Hơn bốn mươi năm sau, khi sưu tầm những tư liệu về gia đình, tôi tìm thấy một bức thư mà gia đình còn lưu giữ được. Thư đã cũ, giấy học trò đã ngả màu vàng, nét chữ trẻ em to, nắn nót, viết bằng mực tím: Mẹ có mấy lời thăm con: Giáp và Hà. Mẹ mong con cho được mạnh khoẻ luôn luôn thì Mẹ mừng lắm. Còn Mẹ và Anh cũng được thường nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền không kể, nhưng nhứt là không biết. Thầy có còn hay không thì Mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho gặp được hai con, cho đỡ buồn còn Anh có thường thường khi đâu trở trời có ho và mệt độ vài ba hôm thì khoẻ ở mình. Bức thư không đề ngày tháng, nhưng chắc chắn là viết vào thời gian đầu cuộc kháng chiến, gửi từ nơi tản cư ở Quảng Bình ra Việt Bắc… Bà nội đọc cho cháu Hồng Anh (Hồng Anh: con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) viết. Mãi về sau, gia đình mới có tin là ông đã mất trong nhà tù ở Huế. Sau ngày thống nhất nước nhà, con cháu đi tìm mộ ông và năm 1979, bốc mọ, đưa hài cốt về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thuỷ. Bà cụ đã kể lại cho chị Đặng Bích Hà: Người anh cả tên là Toại, thông minh khôi ngô cực kỳ. Anh học chữ Hán, giỏi như thần đồng làm cho thầy mẹ hoảng sợ, bắt uống mực Tàu cho tối dạ bớt đi. Nhưng cũng không giữ được anh. Một cơn dịch tả tràn qua làng, anh mắc bệnh. “Thầy ơi! Cứu con với!”. Thầy biết làm thuốc nhưng bệnh nặng, không cứu được. Anh qua đời vào lúc lên bảy lên tám. Sau anh Toại là chị Châu, sinh được một năm thì vừa trận lụt năm Thìn. Lũ lớn tràn về đột ngột, ngập cái “tra” (gác để cất lúa). Nước cuốn trôi cả hai mẹ con. Tóc mẹ dài quấn vào bụi tre, thầy cứu được. Chị Châu mất không có mộ. Sau này Võ Thuần Nho về đắp cho chị một cái mộ gió bên cạnh mộ anh Toại. Hai người chị trên Võ Nguyên Giáp là chị Điểm và chị Liên, lớn lên vừa làm ruộng vừa chạy chợ. Không có vốn buôn bán, hai chị chỉ buôn ít cá, ít đường phèn, mua chợ nọ, bán chợ kia. Chị Điểm cũng bị giặc Pháp bắt sau khi được tha, lên chiến khu thì mất ở đó. Chị Liên mất trước năm 1930. Ông cụ cũng bốc thuốc chữa chạy nhưng chị Liên không qua khỏi. Sau khi chị Liên mất, ông cụ bỏ nghề làm thuốc. Thuở ấy, đàn bà con gái ít được học hành. Cả nhà dồn sức cho hai anh em Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho ăn học nên người. Tuy nhiên có lúc nhà nghèo túng đến nỗi Võ Thuần Nho phải bỏ học, đi làm nghề thợ may kiếm sống, đỡ đần cho cha mẹ. Võ Thuần Nho làm nghề may đã đến trình độ được lễ tổ. Võ Thuần Nho kể: “Đèn hương xôi gà cúng xong, xâu kim một lần phải qua”. Lẽ ra Võ Thuần Nho tiếp tục làm thợ may, nhưng hai lần Võ Nguyên Giáp gọi em vào Huế và ra Hà Nội để tiếp tục học cho đến tú tài. Võ Thuần Nho sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Cô em út là Võ Thị Lài sau này là nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp. Gia đình ông Nghiêm không có ruộng tư, chỉ cày cấy số ruộng công do làng cấp. An Xá có chế độ chia công điền từ xưa để lại. Ba năm chia lại một lần. Mỗi lần chia ruộng là mỗi lần tranh giành nhau ghê gớm. Cả làng họp tại nhà ông thủ bạ, giết lợn, chè chén rồi “bắt” ruộng. Lượt đầu được một mẫu (mẫu Trung bộ bằng nửa héc ta), lượt thứ hai được một mẫu, lượt thứ ba được năm sào, chia theo tam đẳng điền và theo suất đinh. Gia đình ông Nghiêm được chia hai mẫu rưỡi: Một mẫu đệ nhất đẳng, một mẫu đệ nhị đẳng, năm sào đệ tam đẳng. Có lần được ruộng gần nhà, có lần phải ruộng xa nhà, gần phá Hạc Hải, nước sâu. Những cuộc chia ruộng, những khái niệm vay, trả gắn liền với những ông Phó, ông Bá, ông Khoá… đã gieo điều gì vào đầu óc cậu bé? Hai mươi năm sau (năm 1937), Võ Nguyên Giáp viết trong cuốn Vấn đề dân cày (viết chung với Trường Chinh dưới hai bút danh là Qua Ninh và Vân Đình): “Sống dưới chế độ bóc lột phòng không-tư bản (exploitation féodo capitaliste) dân cày Đông Dương quá điêu linh xờ xạc…”. Lần đầu tiên cậu bé Giáp nghe chuyện đánh Tây là câu chuyện Cần Vương do bà mẹ kể. Bà kể rằng khi bà còn nhỏ, kinh đô Huế thất thủ. Điện tiền thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình. Có tin đồn nhà vua ngự trên thượng đạo xa lắm. Vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng chống giặc Pháp. Ông ngoại theo Văn thân làm đến chức Đề đốc coi đại đội tiền vệ. Ông bị giặc Pháp bắt. Chúng đánh đập, doạ bắn, nhưng ông một mực không khai, sau chúng phải thả. Cậu bé Giáp được mẹ đưa về quê ngoại bên Mỹ Đức hầu thăm ông ngoại. Ông ngoại râu tóc bạc phơ, phương phi quắc thước. Ông rất yêu cậu bé, ôm cậu vào lòng. Cậu bé chú ý vùng ấy có cái đền Chiêm Thành, có Phật bằng vàng. Cậu bé thích chạy theo người cậu săn bắn rất giỏi. Bắn giỏi là một truyền thống của gia đình bên ngoại. Một trò nghịch táo bạo hơn là chui ra khỏi vườn sau, vượt qua mấy cái ruộng mạ (gọi là “trưa”) đi tới cái “bộng” (ao) bên ruộng nước. Đường đi ra “bộng” có cây mưng lá ăn chát chát. Đứng ở “bộng” nhìn ra xa, đồng ruộng bát ngát đến chân trời. “Bộng” là thiên đường của lũ trẻ, nơi chúng bắt cá, được vài con cá là sung sướng vô cùng. Đối với cậu bé Giáp, những giờ phút đùa nghịch với lũ bạn như vậy quả là thích thú, mặc dầu cậu biết rằng về nhà thế nào cũng bị phạt, bị mắng và có khi còn bị roi vọt. Có một lần, ông Nghiêm vớ lấy cây sào chống cửa, cậu bé phải chui xuống dưới bàn thờ, xin tha. Nói chuyện cây sào chống cửa vì cửa nhà ông Nghiêm ghép bằng lá kè, dùng sào chống lên, tối sập lại. Trận Đại tướng Võ Nguyên Giáp giáp lá cà ở Xuân Bồ, Quảng bình dậy tiếng oanh liệt vào gần cuối Kháng chiến chống Pháp tại Bình Trị Thiên giưã bộ đội chủ lực với bọn lính legion và Commando cuả Pháp là một minh chứng bi hùng sáng chói. Anh Vệ quốc đoàn tên là Bình bị bắn nát tay phải đã nhảy chồm lên dùng sức bật cuả cơ thể cắn vỡ yết hầu cuả người sỹ quan comando Pháp cao lớn. Cả hai người lăn lông lốc xuống sông . Quân Pháp tan nát rút chạy. Mấy hôm sau,có hai xác người nổi lên. Người lính Việt nam ngậm yết hầu giặc không buông. Đến mức không cạy ra được,người ta phải dùng dao khoét yết hầu vỡ nát cuả giặc,rồi lóc dần từng miếng cho miệng liệt sỹ được sạch sẽ . Đến nay,cứ mỗi dạo thu về,dân vùng Xuân Bồ vẫn ra bờ sông cúng anh. Nước mắt trong bao nhiêu năm ấy có lẽ cũng chảy thành sông trong lòng mỗi chúng ta. Mai này có điều kiện,chúng ta sẽ dựng lại tượng người chiến sỹ Việtnam bé nhỏ bị Tây đè lên người,miệng vẫn không nhả yết hầu giặc... tại Xuân bồ To BrodaRu: Bác cần trích dần chỗ nào thì chỉ trích dẫn chỗ đó thôi chứ ạ? Bác trích nguyên cả bài thế này dài quá, kéo mãi mới đọc được bài của bác!

0 nhận xét: